CẦN CÓ SỰ NHẤT QUÁN TRONG QUY ĐỊNH VỀ KHÁI NIỆM DOANH NGHIỆP NHÀ NƯỚC TRONG LUẬT DOANH NGHIỆP

Thứ hai - 09/03/2020 22:12
Luật DNNN 2003 Ngày 26/11/2003 thay đổi toàn diện Luật DNNN 1995, Khoản 5,6 Điều 3 quy định:
- Doanh nghiệp có cổ phần, vốn góp chi phối của Nhà nước là doanh nghiệp mà cổ phần hoặc vốn góp của Nhà nước chiếm trên 50% vốn điều lệ, Nhà nước giữ quyền chi phối đối với doanh nghiệp đó (Khoản 5)
- Doanh nghiệp có một phần vốn của Nhà nước là doanh nghiệp mà phần vốn góp của Nhà nước trong vốn điều lệ chiếm từ 50% trở xuống (Khoản 6).
Vừa mới thực hiện được hơn 1 năm, Luật DN 2005 ban hành ngày 29/11/2005 thay thế luật 2003 và khái niệm DNNN được quy định: Doanh nghiệp nhà nước là doanh nghiệp trong đó Nhà nước sở hữu trên 50% vốn điều lệ (Khoản 22 Điều 4) và trong Luật này không có một chương nào quy định riêng cho các hoạt động của DNNN, trong khi các loại hình DN khác như công ty cổ phần, công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty hợp danh hay DN tư nhân thì lại quy định rất cụ thể ở từng chương.
Sau 10 năm không được quy định riêng về hoạt động trong luật, Luật DN năm 2014 - đã bổ sung Chương hoạt động về DNNN - quy định: “DNNN là doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ”
Luật DN sửa đổi (2019) lại coi DNNN là:
a) Doanh nghiệp do nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ;
b) Doanh nghiệp do nhà nước nắm giữ trên 50% vốn điều lệ hoặc tổng số cổ phần có quyền biểu quyết trở lên”. (Điểm a,b Khoản 1 Điều 87a)
Việc sửa đổi khái niệm về DNNN 2019 phù hợp với Nghị quyết số 12-NQ/TW năm 2017 về “Tiếp tục đổi mới, cơ cấu lại và nâng cao hiệu quả DNNN” xác định: “DNNN là doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ hoặc giữ cổ phần, vốn góp chi phối, tổ chức và hoạt động dưới hình thức công ty cổ phần hoặc công ty trách nhiệm hữu hạn”.
Sự thay đổi khái niệm về Doanh nghiệp Nhà nước dựa trên các quan điểm, chủ trương của Đảng và Nhà nước về phát triển kinh tế xã hội trong từng giai đoạn, tuy nhiên sự thay đổi liên tục về khái niệm luật dẫn đến văn bản luật không nhất quán và việc triển khai trong thực tế có thể gặp phải nhiều vướng mắc, lúng túng như: tổ chức quản trị, tiến trình thoái vốn, cổ phần hóa của DNNN…,  và chưa chưa đảm các nguyên tắc xây dựng, ban hành văn bản quy phạm pháp luật được quy định tại Điều 5 Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật 2015./.
P. QLNCKH
 

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Thống kê
  • Đang truy cập8
  • Hôm nay568
  • Tháng hiện tại4,885
  • Tổng lượt truy cập2,820,800
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây